Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R0R8R1R8R8R7*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 6238-1:2008
Năm ban hành 2008

Publication date

Tình trạng W - Hết hiệu lực (Withdraw)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

An toàn đồ chơi trẻ em - phần 1: Các khía cạnh an toàn liên quan đến tính chất cơ lý
Tên tiếng Anh

Title in English

Safety of toys - Part 1: Safety aspects related to mechanical and physical properties
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 8124-1:2000/Amd 1:2007, Amd 2:2007
IDT - Tương đương hoàn toàn
Thay thế cho

Replace

Thay thế bằng

Replaced by

Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

97.200.50 - Đồ chơi
Số trang

Page

106
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 424,000 VNĐ
Bản File (PDF):1,272,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Các yêu cầu trong tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại đồ chơi, nghĩa là bất kỳ sản phẩm hoặc vật liệu nào được thiết kế hoặc được nêu rõ để cho trẻ nhỏ hơn 14 tuổi sử dụng khi chơi. Trừ khi có các qui định đặc biệt khác, tiêu chuẩn này áp dụng cho cả đồ chơi mới và đồ chơi đã trải qua các điều kiện sử dụng bình thường cũng như sử dụng sai có thể dự đoán trước do các hành vi thông thường của trẻ.
Tiêu chuẩn này qui định các chuẩn mực có thể chấp nhận được đối với các đặc tính về cấu trúc của đồ chơi như hình dáng, kích cỡ, đường nét, khoảng trống (ví dụ lúc lắc, các chi tiết nhỏ, đầu nhọn và cạnh sắc, khe hở của đường bản lề) cũng như các chuẩn mực có thể chấp nhận được đối với các tính chất riêng biệt của một số nhóm đồ chơi (ví dụ giá trị động năng lớn nhất cho các vật phóng có đầu bịt không đàn hồi, góc lật tối thiểu của một số đồ chơi do trẻ điều khiển và/hoặc mang khối lượng của trẻ).
Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu và phương pháp thử đối với đồ chơi dành cho trẻ em ở các nhóm lứa tuổi khác nhau từ mới sinh cho đến 14 tuổi. Các yêu cầu này khác nhau tùy thuộc vào nhóm tuổi sử dụng đồ chơi. Các yêu cầu đối với một nhóm tuổi riêng biệt phản ánh bản chất của các nguy cơ và khả năng thể chất và/hoặc tinh thần có thể trông chờ được của trẻ để đối phó với các nguy cơ đó.
Tiêu chuẩn này cũng qui định rằng các cảnh báo và/hoặc hướng dẫn sử dụng phù hợp phải được đưa ra trên một số loại đồ chơi hoặc bao gói của chúng. Do các vấn đề về ngôn ngữ có thể xảy ra tại các quốc gia khác nhau nên tiêu chuẩn không qui định cách diễn đạt các cảnh báo và hướng dẫn, mà chỉ cung cấp dưới dạng thông tin tổng quát trong Phụ lục B. Cũng cần lưu ý rằng có các yêu cầu pháp lý khác nhau liên quan đến việc ghi nhãn này tại nhiều quốc gia.
Tiêu chuẩn này không nhằm mục đích bao trùm hoặc bao gồm mọi nguy cơ tiềm ẩn có thể nhận thức được của một đồ chơi hoặc một loại đồ chơi. Ngoại trừ yêu cầu về dán nhãn chỉ ra các nguy cơ thuộc về chức năng và lứa tuổi thích hợp sử dụng đồ chơi, tiêu chuẩn này không đưa ra các yêu cầu đối với các đặc tính vốn có và các nguy cơ gắn liền với chức năng của đồ chơi.
CHÚ THÍCH Ví dụ về một nguy cơ như thế là một đầu nhọn cần thiết cho chức năng của một cây kim. Người mua bộ đồ chơi khâu và hiểu rõ về nguy cơ gây ra bởi cây kim và nguy cơ gây ra bởi đầu nhọn chức năng này tương tác với người sử dụng như là một phần của quá trình học hỏi thông thường cũng như khi mua hàng thông qua nhãn cảnh báo trên bao bì của sản phẩm.
Một ví dụ nữa là xe hẩy đồ chơi có các nguy cơ hiển nhiên và nhận thấy được liên quan đến việc sử dụng xe (ví dụ tính không ổn định trong khi sử dụng, đặc biệt là khi tập chơi). Các nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến các đặc tính về cấu trúc của xe đồ chơi (cạnh sắc, nguy cơ kẹp, v.v.) sẽ được giảm thiểu bởi sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Các sản phẩm sau đây không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn:
a) xe đạp, trừ các xe được coi là đồ chơi, nghĩa là có chiều cao yên tối đa là 435 mm (xem E.1);
b) súng cao su;
CHÚ THÍCH \"Ná bắn đá\" cũng được coi là \"súng cao su\".
c) mũi tên có đầu nhọn kim loại;
d) thiết bị trong các sân chơi gia đình và công cộng;
e) súng và súng ngắn hoạt động bằng hơi và khí nén (xem E.1);
f) diều (loại trừ độ cách điện của dây diều có được qui định trong tiêu chuẩn);
g) bộ mô hình lắp ráp, bộ sưu tập hay mô hình máy bay, tàu thủy không dùng chủ yếu để chơi;
h) thiết bị và đồ dùng thể thao, đồ dùng cắm trại, thiết bị luyện tập thể thao, nhạc cụ; tuy nhiên, các đồ chơi mô phỏng của các thiết bị này vẫn thuộc phạm vị của tiêu chuẩn;
Thông thường có thể nhận thấy sẽ có sự khác biệt rất nhỏ, ví dụ giữa một nhạc cụ hoặc một dụng cụ thể thao với các đồ chơi mô phỏng của chúng. Mục đích của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối, cũng như việc sử dụng bình thường hay sử dụng sai có thể dự đoán trước do hành vi thông thường của trẻ nhỏ, sẽ quyết định sản phẩm có phải là một đồ chơi mô phỏng hay không;
i) mô hình máy bay, tên lửa, tàu và các loại xe chạy trên mặt đất vận hành bằng động cơ đốt trong; tuy nhiên, các đồ chơi mô phỏng của chúng vẫn thuộc phạm vi của tiêu chuẩn (xem E.1);
j) sản phẩm sưu tầm không dùng cho trẻ dưới 14 tuổi;
k) sản phẩm dùng để trang trí trong các ngày lễ;
l) thiết bị sử dụng ở chỗ nước sâu, dụng cụ tập bơi và thiết bị giúp nổi trên mặt nước dành cho trẻ em như là phao bơi dạng ghế ngồi và các phao dạng khác;
m) đồ chơi lắp đặt ở nơi công cộng (ví dụ các khu giải trí, trung tâm thương mại);
n) bộ đồ chơi ghép hình (puzzles) có hơn 500 mảnh hoặc không có hình, dùng cho người chuyên nghiệp;
o) pháo hoa, bao gồm cả kíp nổ, trừ kíp nổ giấy được thiết kế riêng cho đồ chơi;
p) sản phẩm có các phần tử đốt nóng được sử dụng dưới sự giám sát của người lớn dùng trong giảng dạy;
q) động cơ hơi nước;
r) đồ chơi video có thể nối với màn hình video, hoạt động ở điện áp danh nghĩa lớn hơn 24V;
s) núm vú cao su giả dành cho trẻ em (đầu vú cao su);
t) súng mô phỏng;
u) lò điện, bàn là hoặc sản phẩm chức năng khác vận hành ở điện áp danh nghĩa lớn hơn 24 V;
v) cung để bắn với chiều dài ở trạng thái tĩnh lớn hơn 120 cm;
w) đồ trang sức thời trang dành cho trẻ em (xem E.1).
Quyết định công bố

Decision number

2957/QĐ-BKHCN , Ngày 30-12-2008